Những vết nứt khi công trình đã hoàn thiện là điều không một gia chủ nào mong muốn nó xảy ra. Vậy làm thế nào để có thể khắc phục được những sự cố nứt công trình này triệt để?
Hiện nay, đã có rất nhiều phương pháp xử lý vết nứt tường được đề cập, trong đó có phương án xử lý bằng vữa tự chảy chống thấm được áp dụng khá nhiều.
Tuy nhiên, phương pháp này thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Sơn Facom tìm hiểu về cách xử lý vết nứt (tường, cổ trần, sàn mái) bằng vữa tự chảy chống thấm giúp bạn có giải pháp tốt nhất khắc phục sự cố nứt tường, cổ trần và sàn mái.
Nguyên nhân của các hiện tượng nứt (tường, cổ trần, sàn mái,…)
Nguyên nhân của hiện tượng nứt (tường, cổ trần, sàn mái,..) được xác định là:
- Do tác nhân tự nhiên như: đất sụt lún, móng nhà gia cố chưa chuẩn.
- Do tác nhân con người như: nhà bên cạnh đào móng làm nhà, do máy đầm, máy lu máy khoan làm đường gây ảnh hưởng.
Tóm lại: dù là do tự nhiên hay do con người gây ra thì nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt vẫn là do sự khác biệt về hệ số giãn nở của các bề mặt khác nhau.
Ưu điểm của vữa tự chảy (vữa tự san)
Ngày nay, phương pháp sử dụng vữa tự chảy chống thấm được ứng dụng nhiều. Sau đây là ưu điểm của vữa tự chảy (vữa tự san):
- Vữa tự chảy chống thấm có khả năng tự xâm lấn lấp đầy vào những kết cấu bị rỗng cho đến khi các kết cấu rỗng không còn kẻ hở nữa thì chúng sẽ dừng lại.
- Ngoài tác dụng hàn các vết nứt trong xây dựng, vữa tự chảy và vữa tự san còn có tác dụng chống thấm cực tốt nếu chúng ta kết hợp với các dung dịch chống thấm khác.
- Đồng thời khi tiến hành xử lý các sự cố chống thấm hay xử lý chống thấm sàn vệ sinh thì các sản phẩm này được dùng nhiều trong việc rót chống thấm cổ ống và hộp kỹ thuật.
Xử lý vết nứt bằng vữa tự chảy chống thấm
Với kinh nghiệm nhiều năm chuyên thi công và khắc phục các sự cố nứt: nứt sàn mái, nứt tường, nứt cổ trần. Sơn Facom xin chia sẻ đến bạn đọc phương pháp xử lý các vết nứt bằng vữa tự chảy chống thấm.
Sản phẩm: Nếu các vết nứt có thể nhìn thấy trên các dầm và cột, đó là vấn đề kiến trúc. Ta sẽ xử lý bằng xi măng (vữa sử chữa). Cụ thể là: vữa tự chảy không co ngót AC Grout hoặc Sika Latex.
- Xác định vết nứt, đánh đấu vết nứt điểm đầu và cuối: Trên bề mặt sàn mái, bề mặt tường hay cổ trần
- Nếu các vết nứt tường và nơi vết nứt có thể nhìn thấy trong vòng 5mm rộng và sâu thì thợ sữa chữa sẽ cắt tạo thành chữ “V” ngược hoặc hình thang (trên hẹp dưới rộng). Với độ sâu 5 phân.
- Làm sạch vết cắt tạo khe bằng nước, sau đó để khô.
- Bước tiếp theo là sử dụng vữa tự chảy không co ngót rót vào các vết nứt đó. Thời gian để đảm bảo về chất lượng tuyệt đối là 4 -5 ngày.
Hy vọng với “xử lý vết nứt tường bằng vữa tự chảy chống thấm” trên đây sẽ giúp cho bạn đọc có thêm nhiều kiến thức để sẵn sàng xử lý những vết nứt không mong muốn cho công trình của mình.
Tuy nhiên, dù đã có vật liệu dùng cho việc sửa chữa nhưng các gia chủ vẫn nên khắc phục ngay từ khi mới hình thành ý tưởng xây nhà để tránh và đảm bảo căn nhà không phải dùng đến vữa rót tự chảy này là tốt nhất.