“Muối hóa chân tường” là một trong những hiện tượng thường xảy ra sau khi sơn nhà, nhất là những ngôi nhà có vị trí gần biển. Muối hóa chân tường gây ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ chung cũng như tuổi thọ của ngôi nhà.
Vậy muối hóa chân tường nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu với Sơn Facom để hiểu thêm về hiện tượng này nhé.
Muối hóa chân tường là gì?
Muối hóa chân tường đúng như tên gọi của nó: là hiện tượng chân tường xuất hiện các mảng màu lấm tấm với các kích cỡ khác nhau có màu trắng hoặc màu vàng nhạt của muối. Lớp muối này rỉ ra từ lớp vữa hoặc gạch khi có nước chảy qua.
Hiện tượng muối hóa chân tường
Nguyên nhân của hiện tượng muối hóa chân tường
Với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên thi công sơn nhà, hiện tượng muối hóa chân tường được Sơn Facom xác định là do:
- Sơn tường khi bề mặt chưa đạt được độ khô tiêu chuẩn (dưới 16% khi đo bằng máy đo độ ẩm hoặc chưa đủ thời gian để tường khô ráo), sơn khi bề mặt còn ẩm.
- Hơi ẩm thoát ra từ xi măng trong tường mang theo nồng độ muối
- Nước trộn xi măng được sử dụng là nước lợ hay nước mặn
- Gạch xây tường là gạch được làm từ đất nhiễm mặn không được nung đủ lửa.
- Tường bị hút ẩm, giữ ẩm
- Không sử dụng sơn lót kháng kiềm, hoặc dùng sơn trắng bình thường thay cho sơn lót.
- Do tay nghề của thợ thi công
- Chân tường bị thấm
Biện pháp phòng ngừa hiện tượng muối hóa chân tường
Để tránh được hiện tượng muối hóa chân tường xảy ra thì sau đây là một số biện pháp khắc phục:
- Trước khi thi công sơn, phải xử lý triệt để các khe nứt, vết nứt – là một trong những nguyên nhân gây thấm nước từ bên ngoài vào trong tường.
- Chống thấm triệt để cho công trình từ những nguồn gây ẩm bên trong.
- Trước khi thi công, tường phải đạt được độ khô tiêu chuẩn: đạt dưới 16% khi đo bằng máy đo độ ẩm, hoặc sau 3- 4 tuần trong điều kiện bình thường sau khi tô hồ.
- Chọn kỹ vật liệu xây dựng:
+ Gạch xây nhà phải nung đủ lửa
+ Sơn mang tính kháng kiềm cao
+ Sử dụng nước trộn hồ không có muối hoặc bị nhiễm mặn
- Phải sử dụng sơn lót kháng kiềm đúng kỹ thuật
Ngoài ra, nhà xây dựng vùng giáp biển cần chú ý kiểm tra nguồn nước sử dụng và nguồn gốc vật liệu xây dựng trát tường.
Xử lý hiện tượng muối hóa chân tường như thế nào?
Đối với hiện tượng muối hóa chân tường thì có rất nhiều phương án xử lý, dưới đây là một số phương án chính:
Bước 1: Làm sạch lớp muối hóa
Dùng giấy nhám hoặc cây cạo sơn làm sạch đi lớp sơn tường bị muối hóa, nếu khu vực bị ẩm ta nên làm sạch kỹ bề mặt sau đó để tường thật khô ráo mới thi công.
Bước 2: Vệ sinh bề mặt
Sau khi đảm bảo khu vực cần sơn không còn ẩm, tiến hành quét sạch, lau chùi để đảm bảo đạt được độ bám dính tốt nhất.
Trong trường hợp tường có hiện tượng bong tróc, bạn có thể sử dụng bột trét để tạo sự bằng phẳng cho bề mặt.
Bước 3: Thi công chống thấm chân tường
Để chống thấm cho chân tường, có rất nhiều phương án xử lý, dưới đây là một số phương án phổ biến:
Phương án 1:
Sử dụng sơn lót gốc dầu chống thấm ngược
Phương án 2:
Bơm chất keo Water Seal Cream vào mạch
Phương án 3:
Chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC dạng thẩm thấu tinh thể lỏng.
Sau khi chống thấm chân tường xong, thì sau khoảng 1 tuần gia chủ tiếp tục thi công sơn lót và sơn phủ hoàn thiện như bình thường.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây của SơnFacom sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiện tượng muối hóa chân tường. Từ đó giúp bạn có phương án khắc phục cũng như xử lý, giúp bạn bảo vệ tường nhà sạch đẹp và tăng tuổi thọ.