Tại khu vực phía bắc và miền trung Việt Nam thường xuyên đối diện với tình trạng bão lụt hàng năm, đặc biệt năm 2024 phải đối diện với cơn bão rất mạnh YAGI. Khi bão, lụt kéo dài dẫn đến tường bị ngâm trong nước một thời gian dài, nước lẫn bùn thấm vào bề mặt tường làm hư hỏng cấu trúc bê tông, bong tróc bề mặt gây nên nhiều hệ luỵ. Cùng chuyên gia kỹ thuật của Facom nêu giải pháp khắc phục lại tường sau bão lụt.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao, thường xuyên đối diện tình trạng bão lụt hàng năm. Chính vì thế, khi mùa mưa đến cũng mang đến nhiều thách thức trong việc bảo vệ các công trình xây dựng, nhà ở khỏi sự thẩm thấu của nước. Và khi tường nhà bị thấm, lớp sơn sẽ loang lổ, nấm mốc, tình trạng này kéo dài có thể ăn mòn kết cấu, làm tuổi thọ ngôi nhà suy giảm.
Màu sắc của những khu vực bị thấm nước thường là màu vàng ố hoặc màu rêu, làm giảm thẩm mỹ của ngôi nhà, ngay cả khi mới xây dựng. Hơn nữa, tình trạng này làm tăng nguy cơ chập điện ở ổ điện và các thiết bị âm tường, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất nguy hiểm. Ngoài ra, tường bị ngấm nước còn là môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vì vậy sau khi bão lụt cần phải thực hiện ngay việc xử lý tường bị ngâm nước để đảm bảo mỹ quan, sức khoẻ đời sống.
Cách xử lý tường bị ngâm nước triệt để:
Việc tìm cách xử lý tường bị ngâm nước hiệu quả là rất cần thiết để đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ cho ngôi nhà. Dưới đây, chuyên gia Facom sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp xử lý tường bị ngâm nước.
Bước 1: Loại bỏ lớp sơn cũ bị ẩm mốc
– Trước tiên sử dụng máy hơi hoặc máy xịt nước áp lực để xịt sạch bụi bẩn và các vật thể lạ trên bề mặt tường. Đảm bảo bề mặt tường được chà sạch, loại bỏ hoàn toàn các lớp sơn vừa bị ẩm, mốc hoặc bẩn thừa.
– Sau đó sử dụng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để rửa sạch khu vực bị thấm ẩm (có thể sử dụng Javen hoặc các hoá chất tẩy rửa khác), sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đây là bước rất quan trọng, nếu không làm sạch đúng cách, có nguy cơ vi khuẩn và nấm mốc quay lại khi thời tiết ẩm ướt kéo dài.
Bước 2: Trám lỗ hổng và vết nứt
– Sau khi làm sạch bề mặt tường, bạn cần sử dụng hồ vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, sau đó sử dụng bột bả Facom G7i hoặc Nano Green để làm phẳng bề mặt tường.
– Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần đảm bảo bề mặt tường trước khi sơn phải sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm không vượt quá 16%.
Bước 3: Xử lý bằng vật liệu chuyên dụng
– Phủ 2-3 lớp sơn lót chống kiềm siêu cao cấp FP58 hoặc FP53 lên bề mặt nội hoặc ngoại thất của tường.
– Sau đó sơn 2-3 lớp sơn phủ theo màu sắc phù hợp với sở thích và không gian của bạn.
Bạn có thể tham khảo các loại sơn phủ và cách phối màu của sơn Facom tại website: sonfacom.com hoặc liên hệ Hotline: 1900 636 148 để được tư vấn chi tiết.