Chân tường nhà là một trong những khu vực dễ bị nấm mốc. Nhất là vào mùa mưa bão lượng nước mưa lớn dễ thấm ngược lên chân tường. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ vừa làm ảnh hưởng đến cấu trúc kỹ thuật của toàn bộ tường nhà. Để tránh xảy ra hiện tượng này thì bạn hãy áp dụng những cách dưới đây. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn giải pháp chống thấm đơn giản mà mang lại hiệu quả tối đa đấy.
Nguyên nhân gây thấm chân tường
Nguyên nhân khách quan:
Thời tiết thay đổi, lượng mưa nhiều, lượng nước trong đất cũng vì thế mà tăng lên. Trong khi đó, vữa xi măng và hồ dầu lại có đặc tính là hút nước. Cũng chính vì vậy mà trong điều kiện thời tiết ẩm, nồm, vữa sẽ hút ẩm, theo mạch lan thấm vào tường.
Thấm chân tường nhà lâu ngày gây mốc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Nếu là nhà phố xây sát nhau thì khoảng cách chân tường giữa hai nhà thường gần. Do đó khi xảy ra mưa bão thì khả năng chân tường bị thấm rất cao.
Nguyên nhân chủ quan:
Nhà ở lâu năm có dấu hiệu bị xuống cấp và dễ phát sinh các vấn đề thấm dột. Trong đó có sự cố ngấm tại khu vực chân tường nhà.
Trong khi xây dựng phần móng và chân thường, thợ thi công thiếu cẩn thận, không đảm bảo công tác chống thấm tốt. Việc xây không đủ vữa xi măng là một trong những nguyên nhân gây ra các lỗ hổng lớn giữa các viên gạch. Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi để nước mưa thấm vào chân tường nhanh chóng. Lâu ngày, khu vực này sẽ xuất hiện những vết loang lổ và ngày càng thấm sâu vào tường nhà.
Cách chống thấm chân tường nhà triệt để hiệu quả
Vậy thì để ngăn ngừa tình trạng thấm chân tường nhà thì bạn nên làm gì? Lời khuyên của chúng tôi là bạn hãy thực hiện chống thấm ngay từ ban đầu. Hãy bắt đầu với các bước chống thấm như sau:
Bước 1:
Đục rãnh trên chân tường, tiếp theo bạn quét 1 lớp vữa gốc xi măng lên các đường rãnh này. Nhờ sự kích hoạt của nước và hơi ẩm, lớp vữa gốc xi măng này sẽ phát triển ninh kết, làm se khít các khe hở và mao dẫn, ngăn chặn sự thẩm thấu và “lan truyền” của nước.
Sử dụng sơn chống thấm chân tường
Bước 2:
Trám các đường rãnh đã được đục và quét 1 lớp vữa gốc xi măng bằng hỗn hợp cát, xi măng, phụ gia chống thấm để tăng cường khả năng thẩm thấu của nước.
Bước 3:
Tiếp tục trám hỗn hợp trên lên trực tiếp bề mặt tường gạch với độ dày khoảng 0,5cm. Hãy đảm bảo rằng toàn bộ bề mặt chân tường đều được phủ kín bằng loại vữa này.
Bước 4:
Quét thêm 1 lớp vật liệu chống thấm Facom tinh thể để đảm bảo hiệu quả chống thấm cao hơn, tốt hơn.
Bước 5:
Cuối cùng, bạn tiến hành tô vữa hoàn thiện cho bề mặt chân tường. Sau đó để một thời gian cho sản phẩm hoàn thiện và vữa khô bóng.
Chống thấm cho chân tường nhà mới xây – đây được xem là lời khuyên của không ít các chuyên gia dành cho mọi gia đình. Có thể nói, ngay từ khi nhà mới xây bạn nên chú ý ngay đến hạng mục chống thấm này. Chắc chắn với việc xử lý chống thấm ngay từ đầu thì hiệu quả sẽ cao hơn, đồng thời gia chủ cũng tiết kiệm được thời gian và chi phí. Hãy áp dụng 5 bước chống thấm chân tường triệt để nhanh chóng hiệu quả trên nhé!