Sơn nhà mùa mưa nếu không đúng cách sẽ gây loang nổ vết sơn, không những vậy chất lượng công trình cũng không được đảm bảo. Vậy sơn nhà mùa mưa thế nào để tránh rủi ro? Bỏ túi những lời khuyên dưới đây của Facom để không phải lo lắng chuyện sơn nhà trong mùa mưa nữa nhé!
Kiểm tra bề mặt tường phải khô ráo.
Tường nhà mà chưa đạt độ khô chuẩn đã sơn sẽ xảy ra hiện tượng bong tróc, phồng rộp, nấm mốc. Do đó, vì vậy các chuyên gia thường khuyên bạn không nên sơn tường khi chúng chưa đạt độ khô chuẩn. Gia chủ nên kiểm tra bề mặt tường, nếu bề mặt tường bên ngoài khô không lộ chân đen ẩm bên trong thì mới sơn và khi sơn nên dùng sơn mịn không nên dùng sơn bóng để khi lượng tồn dư nước trong tường đẩy ra với sơn mịn nước sẽ có chỗ thoát ra bề mặt sơn.
Các công ty chuyên nghiệp sẽ dùng máy đo độ ẩm của tường, theo đó độ ẩm của tường dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter thì tường đạt đủ điều kiện thi công. Trong trường hợp không có máy đo độ ẩm, khách hàng nên chờ 21-28 ngày trong thời tiết khô ráo (nhiệt độ môi trường 30 độ C, độ ẩm không khí 80%) sau khi tô hồ.
Xử lý và vệ sinh kỹ bề mặt tường trước khi sơn.
Việc vệ sinh kỹ bề mặt tường trước khi sơn không những giúp thẩm mĩ của ngôi nhà sau khi sơn được đẹp hơn mà nó còn quyết định tới độ bền chất lượng của công trình. Trước khi sơn tường bạn cần phaỉ dầm, lèn cho phẳng và ổn định. Quy trình xử lý bề mặt phải sử dụng các dụng cụ thi công bề mặt thô, dùng máy mài hoặc máy chà nhám để loại bỏ mặt vụn xi măng bám dính trên mặt nền.
Nếu không có dụng cụ chuyên dụng, có thể chà sạch bụi hay nấm mốc với chất tẩy gia dụng thông thường rồi dùng dao cạo sạch lớp sơn cũ bong tróc, trám các lỗ hổng và khe nứt bằng bột trét tường, sau đó xả sạch tất cả các bụi bẩn còn sót lại
Nắm rõ nguyên tắc thi công
Theo các chuyên gia của Facom thì, khi thi công sơn nhà trời mưa ẩm cần phải tuân thì các nguyên tắc thi công để công việc được diễn ra hiệu quả và đạt chất lượng tooist nhất.
Thứ nhất, cần sơn từ trên xuống dưới tránh hiện tượng màu sơn trên cao văng vào các mảng tường đã hoàn thiện bên dưới.
Thứ hai là thi công sơn ngoài trời trước để phòng ngừa vấn đề thấm do trời mưa.
Thứ ba, cần thi công liên tục trên một mảng tường để đảm bảo sự đồng màu.
Thứ tư, quét cọ trước ở các ngóc ngách, góc tường sau đó mới lăn rulo để thu hẹp vết xước cọ đến mức thấp nhất, đem lại độ thẩm mỹ cho công trình.
Thứ năm, hoàn thiện lớp sơn cuối cùng sau khi đã hoàn tất các hạng mục khác như điện, gỗ, gạch… Sau khi sơn lớp sơn phủ thứ nhất nên đợi các hạng mục khác hoàn thiện xong mới dặm vá và thi công toàn bộ công trình bằng lớp sơn phủ thứ hai, điều này đảm bảo độ đồng nhất cho màu sơn tường.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp ích phần nào cho các bạn việc xử lý khi sơn nhà gặp trời mưa hoặc bắt buộc phải sơn trong điều kiện thời tiết không ủng hộ, cùng với đó là giúp công trình được sơn màu đều đẹp, lâu phai.