Chống thấm bể nước – đây là công tác không thể thiếu đối với những căn hộ có bể nước ngầm. Đặc biệt là ở các thành phố hiện nay, nhiều hộ gia đình đã thiết kế ngay bể nước trong không gian sống của mình. Để làm được điều này thì công tác chống thấm phải được đảm bảo, tiến hành thật kỹ lưỡng. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua cách chống thấm đơn giản, tiết kiệm chi phí dưới đây nhé.
Chuẩn bị bề mặt chống thấm bể nước
Trước tiên chúng ta cần làm tốt khâu chuẩn bị bề mặt chống thấm bể nước. Lưu ý bề mặt, kết cấu bể khác nhau thì cách chống thấm cũng khác nhau.
Nếu bể được xây bằng vật liệu xi măng thì bạn cần dọn sạch các lớp vữa xi măng và bê tông dư thừa. Nếu bể xây bằng gạch bạn cần tiến hàng trám nhét lại các mạch gạch, lỗ gạch bằng vữa có trộn vật liệu chống thấm Facom.
Đặc biệt, bể nước cần thiết kế lỗ ống để thoát nước. Bạn tiến hành đục rãnh rộng 2 – 3 cm, sâu 3cm để phục vụ cho việc chống thấm hiệu quả nhất. Sau đó, dùng máy mài xử lý bề mặt chống thấm để làm bong tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót lại, đảm bảo bề mặt chống thấm sạch và cho hiệu quả thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt nhất.
Cụ thể các bước chuẩn bị chống thấm bể nước như sau:
· Thực hiện dọn vệ sinh sạch sẽ cho bề mặt bể nước, đảm bảo không còn bụi đất. Có thể dùng chổi, cọ hoặc máy mài, mái hút công nghiệp.
· Tiếp theo bạn cần gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, đường nứt, hốc bọng, hốc râu thép,… Còn trên sàn bê tông cùng với vữa đổ bù không co ngót.
· Thực hiện quấn thanh cao su trương nở cổ ống xuyên sàn rồi đổ bù vữa không co.
· Khi lớp vữa trám khô, tháo ván khuôn rồi tiến hành chống thấm quét hoặc phun theo các bước sau đây:
Hướng dẫn cách chống thấm bể nước hiệu quả
Bước 1: Thực hiện bão hòa nước và bo góc chân tường
· Trước tiên bạn cần thi công các sản phẩm chống thấm dạng quét gốc xi măng 2 thành phần bạn cần bão hoà nước để tránh bê tông háo nước. Sản phẩm dẫn đến tình trạng vật liệu chống thấm không thấm sâu vào thân bê tông để tạo liên kết.
· Thi công bo góc chân tường bằng xi măng.
· Quét thêm một lớp chống thấm mỏng và dán lưới thuỷ tinh bo góc với bề rộng của lưới từ 10 – 15 cm
Bước 2: Tiến hành thi công chấm thấm
· Phụ thuộc vào từng loại sản phẩm, tiến hành thi công chống thấm 2 hoặc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần thực hiện chống thấm.
· Thực hiện thi công các lớp chống thấm vuông góc với nhau theo chiều từ trên xuống dưới. Chỉ quét lớp sau khi lớp trước đã khô mặt (thời gian chờ khoảng 2 – 24h, tuỳ vào nhiệt độ ngoài trời và sản phẩm sử dụng).
· Mỗi lớp chống thấm nên có độ dày trung bình 1mm. Liều lượng dùng cho mỗi lớp là 1 – 2 kg, liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2.
Tiến hành bo chân tường
Một số lưu ý khi tiến hành thi công chống thấm
-
Khi dùng các sản phẩm chống thấm gốc xi măng bạn cần chú ý thời gian sau khi quét vật liệu chống thấm để tạo được độ kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo lớp màng chắc chắn.
-
Không nên sử dụng quá nhiều vật liệu chống thấm cùng một lúc. Sau 24h, khi lớp chống thấm đã khô, bạn nên trát thêm một lớp vữa bảo vệ gồm xi măng và cát lên bề mặt chống thấm.
Với cách chống thấm trên, bạn sẽ không còn cần lo ngại về vấn đề bể nước bị rò rỉ. Mọi tư vấn, thắc mắc về vấn đề chống thấm hoặc đặt mua hàng, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất.