HƯỚNG DẪN SƠN CHỐNG THẤM ĐÚNG CÁCH A-Z

Để bảo vệ ngôi nhà bạn trước những tác nhân xấu như nắng, mưa, ẩm mốc thì sơn chống thấm giữ vai trò quan trọng. Nhưng không có nghĩa chỉ cần sơn lên là được mà cần phải sơn đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn sơn chống thấm đúng kỹ thuật để bạn bảo vệ ngôi nhà của mình.

Tại sao nên sơn nhà chống thấm?

Sơn chống thấm là loại sơn có tác dụng ngăn không cho bề mặt thi công bị thấm dột do tác động của môi trường gây nên. Lớp sơn này sẽ giúp tăng tuổi thọ của bề mặt tường, trần và sàn nhà từ đó căn nhà bạn sẽ luôn luôn mới, sạch sẽ.

Ví như là “ tấm giáp sắt” bảo vệ tường nhà bạn, sơn chống thấm giúp giảm hiện tượng dột thấm, mốc rêu, kiềm hóa bề mặt đặc biệt ở ban công, tường nhà,… Ngoài ra sơn chống thấm còn giúp lấp kín những vết nứt, tạo độ sáng láng và mịn cho bức tường khi nhìn vào.

Ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên sẽ có nắng mưa quanh năm, hiện tượng thấm dột lại càng nhiều. Chính vì vậy, việc sử dụng sơn chống thấm ngoài trời hay bên trong nhà với những mặt thường tiếp xúc và đọng nước là vô cùng quan trọng

Hướng dẫn sơn chống thấm đúng kỹ thuật

Để tăng độ chống thấm tốt cho tường nhà cũng như chất lượng công trình, bạn cần tuân thủ theo đúng cách khi sơn chống thấm. Quy trình này sẽ chia làm giai đoạn đoạn như sau:

Bước 1: Vệ sinh tường 

Đây là bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua, bởi vệ sinh tường sẽ đảm bảo bề mặt ổn định, khô, giúp sơn chống thấm đạt độ chính xác cao nhất.

Với tường nhà mới xây, tường cần có độ khô hoàn toàn. Tường cần được làm phẳng, loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn ảnh hưởng đến độ bám dính của sơn.

Với tường nhà đã cũ: Cần loại bỏ đi lớp sơn cũ đã bị tróc, nấm mốc và bụi bẩn. Có thể sử dụng dung dịch vệ sinh thích hợp để loại bỏ vùng bị nấm mốc. Rửa sạch tường bằng nước sạch và trám kín những khe bị nứt trên tường( nếu có). Và giống tường mới xây, cũng phải đợi tường khô hoàn toàn mới có thể thi công.

Bước 2: Thi công sơn chống thấm

  • Sơn phủ chống thấm lên bề mặt thi công. Lăn nhẹ nhàng chổi thật mỏng và lặp lại nhiều lần. 
  • Đợi khoảng 4 tiếng, khi lớp sơn đã thật sự khô thì sơn thêm lớp thứ 2. Nên quét từ trên xuống dưới để tạo độ láng. Việc này sẽ giúp nước khi tiếp xúc sẽ trượt xuống dễ dàng hơn.

Những lưu ý khi thi công sơn chống thấm

Nguyên tắc sơn chống thấm

Công trình bị thấm nước thường do những nguyên nhân như: lớp trát tường không chắc, kết cấu bê tông không được đầm đảm bảo chất lượng, các lớp xây không kín mạch,… Vì vậy cần đảm bảo những nguyên tắc sau để khắc phục được tình trạng kể trên:

Chống thấm thuận ( Chống thấm từ phía có nguồn nước): bạn sẽ chống thấm một cách chủ động và hiệu quả nhất.

Chống thấm ngược ( Chống thấm phía sau nguồn nước): Là chống thấm bị động, khi bất khả kháng bạn không thể chủ động chống thấm ở phía trước.

Chống thấm nhiều lớp: dành cho bề mặt tường gồ ghề, lồi lõm. Khó có thể sơn đều chỉ với 1- 2 lần.

Lưu ý cần thiết khi sơn chống thấm

 

  • Nên sơn 2 lớp để giúp ngôi nhà của bạn được bền hơn và đẹp hơn.
  • Thời điểm thi công sơn chống thấm thích hợp là vào những ngày nắng, khô ráo. Hạn chế sơn vào những ngày mưa có độ ẩm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sơn.
  • Nhằm giúp chủ động việc bảo vệ ngôi nhà bạn tốt nhất nên chọn thi công chống thấm thuận. Tức là bạn sẽ sơn chống thấm ngoài trời để chủ động hơn và là giải pháp tối ưu nhất.

Trên đây là những thông tin hữu ích về hướng dẫn sơn chống thấm đúng cách. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức giúp bảo vệ tổ ấm của mình tốt hơn. Chúc gia đình bạn hạnh phúc!

Các bài viết liên quan

© FACOM 2023. All Rights Are Reserved.