Ngôi nhà không chỉ đẹp khi mới xây mà cần phải đẹp theo thời gian và là nơi bảo vệ gia đình bạn lâu dài trước thời tiết khắc nghiệt hiện nay. Vì thế, các kĩ sư chuyên gia luôn nghiên cứu là những nguyên liệu bảo vệ ngôi nhà bạn, trong đó có sơn lót là một nền tảng không thể thiếu. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng sơn lót chống kiềm đúng kỹ thuật để bạn thi công ngôi nhà bạn tốt hơn.
Nên hay không? Bỏ qua sơn lót
Sơn lót hay còn gọi là sơn lót chống kiềm, là lớp sơn nằm giữa bề mặt tường với lớp sơn phủ. Lớp sơn này sẽ giúp bề mặt min, bằng phẳng hơn, giúp tăng khả năng bám dính của sơn phủ lên mặt tường.
Hiện nay, có nhiều người thi công vẫn bỏ qua bước sơn lót vì nghĩ không cần thiết. Nhưng bạn đã sai lầm, vì thiếu sơn lót sẽ không ảnh hưởng đến ngay tức khắc mà sẽ theo thời gian. Đặc biệt, ngôi nhà là nơi bảo vệ gia đình thân yêu của bạn, vì thế cần làm những điều tốt nhất cho nó và sơn lót là bước không thể bỏ qua.
Tại sao? Hãy tìm hiểu vai trò quan trọng của sơn lót chống kiềm đối với công trình như thế nào.
- Tạo độ dính và tăng sự bám cho sơn phủ với bề mặt cần sơn, được ví như “ lớp băng dính” dán sơn lên tường.
- Tăng khả năng chống kiềm: Khi tường bị ẩm ướt thì tính kiềm càng cao. Nếu không có lớp sơn lót, sơn phủ sẽ được sơn trực tiếp lên tường sẽ bị loang màu sơn, ố vàng,.. khi tường bị nước thấm vào. Với thời tiết nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam thì việc gặp mưa gió là điều không tránh khỏi.
- Giúp kháng khuẩn, kháng nấm mốc. Nấm mốc rất ưa ẩm ướt nếu tường bị ẩm sẽ bị nấm mốc ngay.
- Cuối cùng, khi có một lớp sơn lót mỏng, sẽ giúp bề mặt tường nhẵn, mịn hơn.
Với những công dụng nêu trên thì bạn có thể thấy được sơn lót là bước vô cùng quan trọng khi thi công công trình rồi. Nhưng không phải cứ sơn là được mà cần phải đúng kỹ thuật, đúng cách.
Hướng dẫn sử dụng sơn lót chống kiềm đúng cách
Tương tự như những sản phẩm bảo vệ sức khỏe con người luôn có hướng dẫn sử dụng riêng thì sơn cũng vậy. Việc thi công theo hướng dẫn sử dụng sơn lót đúng kĩ thuật sẽ giúp “ sức khoẻ” của ngôi nhà bạn luôn khoẻ mạnh.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công.
Nghe tưởng không cần thiết nhưng đây lại bước tiên quyết quan trọng để có lớp sơn được phủ lên tốt. Bề mặt cần phẳng, sạch bụi, mịn và chú ý độ khô. Để sạch bụi và nhẵn mịn, người thi công có thể sử dụng máy móc chuyên dụng hoặc giấy nhám để thực hiện.
Về độ ẩm, tường không quá khô cũng không quá khô để sơn lót có thể đạt được tác dụng tối đa.
Bước 2: Sử dụng bả matit để làm phẳng bề mặt.
Sau khi đã chuẩn bị xong bề mặt ở trên thì bề mặt cần được khắc phục tình trạng lồi lõm hoặc nứt. Thì bả matit sẽ đảm bảo về vấn đề thẩm mỹ cho tường nhà. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến loại bả cũng cần chất lượng bởi đây là lớp tiếp xúc đầu tiên của tường.
Bước 3: Tiến hành thi công sơn lót chống kiềm
Nên sử dụng con lăn để thi công sơn lót ở chỗ tường bằng phẳng và chổi quét cho những chỗ góc cạnh. Và sơn theo hình chữ W hoặc M để giúp sơn lót trải đều khắp bề mặt cần thi công.
Tiền hành thi công 2 lần sơn lót ( 2 lớp sơn) để đảm bảo màu sơn lên chất lượng và hoàn hảo. Sơn lót tương đương bột trét cần chọn loại sơn chất lượng để giúp bảo vệ tường nhà bạn tối ưu nhất và giúp sơn phủ lên màu tốt hơn.
Với những hướng dẫn sơn lót chống kiềm ở bài viết này, mong rằng bạn đã có thêm nhiều thông tin để bảo vệ ngôi nhà của bạn. Tương lai bạn sao sẽ dựa vào lựa chọn hiện tại của bạn, hãy chọn lựa đúng cho tổ ấm của mình nhé!